Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Đau dây thần kinh ngoại biên là gì?

Có đến hơn 100 loại bệnh đau thần kinh ngoại biên mà chúng ta có thể xác định cho đến thời điểm hiện tại. Vì thế có thể nói loại bệnh này là tổ hợp chứa rất nhiều dạng bệnh, biểu hiện, biến chứng của rất nhiều các loại bệnh khác mà ít nhất ta cũng cần nắm được những hiểu biết khái lược tổng quan.


Cơ thể chúng ta có hai loại dây thần kinh: dây thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại biên. Có thể hiểu đơn giản, dây thần kinh trung ương nằm ở não bộ và tủy sống, còn lại là dây thần kinh ngoại biên.

Từ não bộ và tủy sống, sẽ xuất hiện các loại dây thần kinh ngoại biên tỏa đi khắp nơi trên các bộ phận cơ thể thuộc vùng da, cơ, các cơ quan khác, có chức năng vận chuyển, trao đổi tín hiệu hai chiều với nhau. Khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương do nhiều dạng tác động khác nhau (bệnh lý hoặc chấn thương) sẽ gây nên hiện tượng đau thần kinh ngoại biên.

Điều này chính xác sẽ phải xét theo từng vị trí, khu vực và nguyên nhân gây nên mỗi chứng bệnh đau thần kinh ngoại biên ở từng trường hợp. Chúng tôi sẽ tổng hợp tới các bạn một vài biểu hiện của những dạng bệnh phổ biến nhất.

Đau, tê là biểu hiện chắc chắn và phổ biến nhất ở mọi chứng bệnh liên quan đến bệnh đau thần kinh. Nếu đau nhẹ, ta sẽ cảm nhận được nó ở mức độ ngứa, rát khó chịu bắt đầu ở ngon tay, bàn chân, rồi dần lan rộng thành những vùng chân, cánh tay, sườn…



Đôi khi bộ phận cơ thể của bệnh nhân còn mất đi cảm giác, kể cả là cảm giác đau khi bị tác động bởi một vật sắc nhọn hoặc thứ gì đó mang nhiệt độ chênh lệch lớn từ bên ngoài. Cũng chính vì thế, cảm nhận của người bệnh về mọi thứ xung quanh trở nên không thực tế, không rõ ràng, và họ sẽ dễ bị mất thăng bằng trong mọi hoạt động. Biến chứng bệnh Gout http://coxuongkhoppcc.com/bien-chung-benh-gout.html

Cơ bắp cũng là một trong những cơ quan đích của các dây thần kinh ngoại biên. Đau dây thần kinh ngoại biên tại các vùng chứa cơ bắp sẽ làm cho người bệnh điều khiển và cử động rất khó khăn. Cơ bắp của họ có thể sẽ bị biến đổi như co cứng, co giật hoặc teo đi.

Ngoài việc ăn uống khó khăn nếu như dây thần kinh ngoại biên vùng mặt bị tổn thương, thì sẽ còn là vấn đề về tiêu hóa. Ví dụ, người bệnh thường xuyên ợ hơi, ăn nhanh no, thậm chí là nôn.

Nếu là dây thần kinh tại tim gặp vấn đề, sẽ có khá nhiều biểu hiện khiến cho bệnh nhân hay bị choáng, ngất xỉu, đau tim đột ngột. Hoặc có một số biểu hiện bên ngoài khác như buồn nôn và nôn, khó thở, hay đổ mồ hôi và đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi không lý do…

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Xem thêm: Đau nhức tay phải

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Đau nhức tay phải là biểu hiện của bệnh gì?

Đau nhức tay phải là biểu hiện cho thấy cánh tay phải của bạn đang gặp vấn đề, có thể đó chỉ là cơn đau bình thường do cơ địa yếu, làm việc quá sức hay cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tình trạng đau tay còn là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, cần có biện pháp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời.


ĐAU NHỨC TAY PHẢI LÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH GÌ?


Đau nhức tay phải có thể xảy ra trên nhiều đối tượng khác nhau, trong đó người cao tuổi, nhân viên văn phòng, người lao động nặng nhọc hoặc làm những công việc có các thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần,… là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nguyên nhân gây bệnh thường do:

Đau nhức tay phải do yếu tố sinh lý: Tay phải bị đau nhức tại một số vị trí (chủ yếu là khuỷu tay, cổ tay, khớp ngón tay, vai bên phải) có thể là biểu hiện của những cơn đau tự nhiên, tuy không gây nguy hiểm nhưng lại tác động không tốt đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, nguyên nhân thường do:

Cơn đau có thể phát sinh nếu ngủ sai tư thế (nằm đè cánh tay phải, ngủ gối đầu lên tay phải), làm việc quá sức, sử dụng máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ hay cầm nắm 1 vật quá lâu bằng tay phải,… Bởi lúc này các mạch máu, dây thần kinh, gân, cơ,… có thể bị chèn ép, khiến máu khó lưu thông nên gây đau nhức.

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, không khí quá lạnh hoặc làm trong môi trường lạnh liên tục nhiều giờ có thể khiến những người có sức khỏe kém, sức đề kháng yếu bị đau nhức tay chân, tê cứng tay, rối loạn cảm giác,…

Nếu người bệnh đang sử dụng số loại thuốc đặc trị cũng có thể có cảm giác đau nhức tay phải, đây được xem như tác dụng phụ thường gặp của thuốc.



Đau nhức tay phải do một số bệnh lý: Một số bệnh lý về cơ xương khớp, bệnh mãn tính bên trong cơ thể, sự rối loạn chuyển hóa các chất,… được xem nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức tay phải, đặc biệt là các bệnh liên quan đến cơ và khớp ở tay, cụ thể như sau:

Các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp vai, hội chứng ống cổ tay, giãn dây chằng, căng cơ,… là những tác nhân chính gây đau nhức tay phải.

Sự rối loạn chuyển hóa do mắc một số bệnh lý bên trong cơ thể như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh lipid máu, béo phì,… cũng có thể gây ra những cơn đau nhức tay phải rất khó chịu.

Thiếu một số chất cần thiết như vitamin B1, B12, axit folic, canxi, kali,… ở những người có sức khỏe kém, thể trạng yếu, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em,… dễ khiến tay bị đau nhức và giảm lực cầm nắm.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. 

Xem thêm: Đau vai gáy nên ăn

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Đau vai gáy cần ăn gì?

Gợi ý những thực phẩm người bị đau vai gáy nên ăn và kiêng ăn hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Trong quá trình điều trị, ngoài việc chỉ định các loại thuốc và chế độ luyện tập phù hợp, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng để người bị đau vai gáy biết mình nên ăn và kiêng ăn gì giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh. 


Người bị đau vai gáy nên ăn và kiêng ăn gì trong thực đơn hàng ngày ?


Đau vai gáy là một hội chứng phổ biến trong cuộc sống. Không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà người trẻ cũng có tỉ lệ mắc bệnh đau vai gáy rất cao do tính chất công việc. Trong quá trình điều trị, ngoài việc chỉ định các loại thuốc và chế độ luyện tập phù hợp, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng để người bị đau vai gáy biết mình nên ăn và kiêng ăn gì giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh.

Bị đau vai gáy nên ăn gì?


Thực phẩm chứa axit béo có lợi:

Theo chuyên gia dinh dưỡng Trần Văn Hùng: “Các axit béo có lợi có khả năng ngăn chặn các phản ứng oxy hóa trong cơ thể, ngăn ngừa phản ứng viêm gây đau. Đặc biệt, Chất béo chứa 1 nối đôi axit béo omega-3 vừa giúp hỗ trợ tim mạch, giảm cholesterol xấu trong máu vừa giảm thiểu các triệu chứng đau vai gáy“. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chứa axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, tảo biển, các loại hạt và dầu thực vật… trong bữa ăn hàng ngày. Bệnh Gout cổ tay http://coxuongkhoppcc.com/benh-gout-co-tay.html

Các loại hải sản:

Hải sản chứa nhiều canxi và các khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của hệ cơ xương khớp. Nó giúp các khớp xương chắc khỏe, giúp cơ bắp săn chắc và giảm co cứng, giúp dây chằng trở nên dẻo dai. Đối với những người đang điều trị đau vai gáy, nên ăn nhiều hải sản tôm, cua, cá, ghẹ… để nâng cao sức khỏe và giảm đau mỏi vai gáy.

Rau củ và trái cây chứa vitamin:

Vitamin là dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch và tham gia vào các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, vitamin C, B và K rất có ích với những người thường xuyên bị đau nhức mỏi ở vùng vai gáy. Vitamin C giúp tái tạo collgen nuôi sụn, gân và xương. Trong khi vitamin nhóm B và K giúp thư giãn và giảm đau cơ, nuôi xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. Từ đó, giúp hạn chế các cơn đau và sưng viêm ở cổ vai gáy. Các loại rau củ (bắp cải, rau dền, rau mồng tơi, bông cải xanh, cải bó xôi, cải bẹ xanh, cà chua, cà rốt, bí đỏ, dưa chuột,…) và trái cây (đu đủ, cam, chanh, quýt, dâu tây, việt quất, kiwi…) rất giàu vitamin mà bạn nên ăn mỗi ngày.

Bị đau vai gáy nên kiêng ăn gì?


Thực phẩm giàu cholesterol: Thịt mỡ, jambon, xúc xích, nội tạng động vật, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, bơ các loại, bánh kẹo đồ ngọt,… là những thực phẩm có khả năng làm tăng cholesterol và lipit máu. Từ đó, thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể; làm rối loạn quá trình thúc đẩy máu nuôi dưỡng cơ xương; không chỉ gây đau nhức mỏi mà còn khiến xương khớp và cơ bắp bị suy yếu.

Kiêng ăn thực phẩm giàu phốt pho: Phốt pho có khả năng cản trở sự hấp thu canxi và làm thất thoát canxi cùng nhiều khoáng chất trong cơ thể. Để không bị đau mỏi vai gáy, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều phốt pho như thịt muối, nội tạng động vật, các món ăn nhiều muối và đường, bia rượu, thuốc lá… nhé.

Chú ý: Nếu cơn đau ở vai gáy khiến bạn khó tập trung làm việc hoặc cản trở sinh hoạt, hãy xem qua bài hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa đau cổ vai gáy tại nhà và nhờ người thân trợ giúp để giảm đau nhanh hơn.

Chất kích thích có nhiều trong bia, rượu, cafe, thuốc lá, đồ uống chứa cồn, đồ uống có ga… Khi sử dụng thường xuyên, các chất này sẽ tạo ra một số phản ứng hóa học gây hại cho cơ thể, thúc đẩy kết dính tiểu cầu, gây giãn tĩnh mạch hoặc xung huyết khiến tình trạng bệnh đau vai gáy càng trở nên tồi tệ và khó cải thiện.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bổ sung năng lượng, phục hồi và nuôi dưỡng cơ thể. Đặc biệt là trong giai đoạn đang điều trị bệnh, người bệnh đau vai gáy càng cần phải chú đến vấn đề ăn uống khoa học, kết hợp sinh hoạt và tập luyện đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để giúp đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Chẩn đoán loạn dưỡng cơ bằng xét nghiệm

Nghiên cứu kỹ tiền sử gia đình về bệnh cơ có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Ngoài nghiên cứu tiền sử gia đình và khám thực thể, bác sĩ có thể dựa vào các khám xét sau để chẩn đoán loạn dưỡng cơ:


Xét nghiệm máu: Các cơ bị tổn thương giải phóng enzym creatin kinase (CK) vào máu. Nồng độ CK trong máu cao gợi ý một bệnh cơ như loạn dưỡng cơ.

Ghi điện cơ: Một điện cực hình kim mảnh được xuyên qua da vào cơ để kiểm tra. Ðo hoạt động điện khi nghỉ ngơi và khi căng cơ nhẹ. Những thay đổi trong mô hình hoạt động điện có thể xác định bệnh cơ. Có thể xác định sự phân bố của bệnh dựa trên việc kiểm tra các cơ khác nhau.

Sinh thiết cơ: Một mẫu cơ nhỏ được lấy để phân tích trong phòng thí nghiệm. Việc phân tích này phân biệt loạn dưỡng cơ với các bệnh cơ khác. Các xét nghiệm đặc hiệu có thể xác định dystrophin và các chỉ báo khác có liên quan với những dạng loạn dưỡng cơ đặc trưng. 

Xét nghiệm gen: Một số dạng loạn dưỡng cơ có thể được chẩn đoán bằng cách xác định gen bất thường thông qua phân tích mẫu máu.

Mất khả năng giãn cơ (tăng trương lực) là một triệu chứng chỉ gặp trong dạng loạn dưỡng cơ này. 

Loạn dưỡng cơ này này có thể xảy ra ở trẻ em, nhưng thường xảy ra ở người trưởng thành. Bệnh rất khác nhau về mức độ nặng. Cơ thường có cảm giác cứng sau khi vận động, như cầm nắm. Tiến triển của dạng loạn dưỡng cơ này này thường chậm.


Ngoài tăng trương lực, những dấu hiệu và triệu chứng của loạn dưỡng cơ trương lực biểu hiện ở người lớn gồm:


Yếu các cơ xương ở cánh tay và cẳng chân, thường bắt đầu từ cơ chi xa nhất tính từ thân như cơ bàn chân, bàn tay, cẳng chân và cẳng tay.

Yếu các cơ đầu, cổ và mặt, làm cho mặt có vẻ ốm yếu, ủ rũ.

Yếu các cơ trơn đường hô hấp và thực quản. Cơ trơn đường hô hấp yếu làm giảm lượng oxy lấy vào và gây mệt mỏi. Các cơ thực quản yếu làm tăng nguy cơ nghẹn.

Ngất hoặc chóng mặt cho thấy bệnh cản trở dẫn truyền tín hiệu điện giúp duy trì nhịp tim bình thường.

Khó ngủ ngon buổi tối và buồn ngủ vào ban ngày, mất khả năng tập trung do tác động của bệnh lên não.

Yếu các cơ trơn của các tạng rỗng như cơ đường tiêu hóa và tử cung. Tùy vào bộ phận cơ nào của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng mà bệnh nhân có thể bị nuốt khó, táo bón hoặc tiêu chảy. Thành tử cung bị yếu gây ra các biến chứng khi sinh đẻ.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Xem thêm: Đau mắt cá chân

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Đau mắt cá chân là biểu hiện bệnh gì?

Đau mắt cá chân là tình trạng phần mắt cá ở chân bị đau nhức, thường đi kèm dấu hiệu sưng nề do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bệnh có thể xảy ra trên nhiều đối tượng khác nhau. Triệu chứng này hiện đang được điều trị rất an toàn và hiệu quả bằng phương pháp Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu, người bệnh có thể đến trực tiếp tại đây để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.


ĐAU MẮT CÁ CHÂN LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?


Mắt cá chân có cấu tạo rất phức tạp, tập trung nhiều khớp nhỏ cùng hệ thống gân chạy từ chân đến bàn chân, do đó chỉ cần gặp chấn thương hay các tác động mạnh đều có thể khiến mắt cá chân bị tổn thương, gây đau nhức và sưng nề.

Tùy theo vị trí chân bị tổn thương mà có thể xảy ra tình trạng đau mắt cá chân phải hoặc đau mắt cá chân trái. Ngoài tình trạng đau nhức tự nhiên, đây còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, cụ thể như sau:

Bong gân mắt cá (chiến hơn 85% trường hợp bị đau mắt cá chân): Khi bàn chân bị vẹo sang một bên do chấn thương, bị té ngã hay va đập mạnh, phần mắt cá ngoài có xu hướng xoay về phía tiếp đất, quá trình này khiến phần dây chằng bị kéo căng quá mức, gây căng giãn hoặc rách dây chằng.


Đau mắt cá chân là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau:


Bệnh Gout: Nếu các tinh thể axit uric tích tụ tại phần mắt cá chân do không hòa tan hết vào trong máu và thải ra ngoài có thể gây đau mắt cá chân, xuất hiện các hạt cứng. Bệnh Gout có nguy hiểm không http://coxuongkhoppcc.com/benh-gout-co-nguy-hiem-khong.html

Viêm khớp cổ chân: Khi cổ chân thoái hóa hay gặp chấn thương khiến sụn bọc đầu xương bị mòn và vỡ, lâu ngày các khớp xương có thể chà xát với nhau, gây đau nhức khu vực mắt cá chân, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn,

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Tiêm kháng sinh khi bị viêm khớp nên không?

Kháng sinh là những thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Chúng theo những phương thức khác nhau sẽ làm thay đổi chuyển hóa của vi khuẩn, thay đổi cấu trúc của tế bào, do đó làm thay đổi thời gian sinh tồn. Thậm chí ở một số loại, chúng sẽ làm vi khuẩn bị tiêu biến hoàn toàn.


Viêm khớp, tiêm kháng sinh khi bị viêm khớp là căn bệnh phổ biến ở người già. Khi bị viêm khớp nặng, các khớp xương đau nhức tê cứng khiến người bệnh gần như không cử động được. Căn bệnh này gây đau đớn khiến cho người già mất ăn mất ngủ. Nhiều người đi bệnh viện nếu bác sĩ cho thuốc liều nhẹ thì thuốc hầu như chẳng có tác dụng còn nếu bác sĩ kê cho những loại thuốc kháng sinh thì sẽ thấy ngay tác dụng. Sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân viêm khớp nhằm làm giảm những cơn đau do bệnh gây ra dường như đã trở thành thói quen của cả bác sĩ và bệnh nhân.

Đau khớp kê thuốc kháng sinh có vẻ như “bản năng” ưa thích của một số bác sĩ và nhiều dược sĩ trong chiến lược dieu tri benh viem da khop. bệnh viêm khớp. Bất kể đau khớp là gì, biểu hiện ra sao, kháng sinh như một thuốc đầu bảng trong đơn thuốc điều trị, đặc biệt là những kháng sinh mạnh phổ rộng. Cũng có vô vàn kiểu dùng kháng sinh, người thì cho uống, người thì cho tiêm… tất cả đều cho rằng kháng sinh có thể có hiệu quả.



Các loại kháng sinh khác nhau sẽ có tác dụng trên các loại vi khuẩn khác nhau. Hơn nữa, độ ngấm của thuốc vào xương khớp lại tùy thuộc vào từng loại thuốc, do đó hiệu lực dược lý cũng không giống nhau. Nhưng có vẻ như các kháng sinh dòng phổ rộng đang bị lạm dụng trong điều trị các bệnh này. Đó là các kháng sinh dòng beta-lactam, quinolon, amynoglycosđauid…

Tuy nhiên, cần biết rằng kháng sinh chỉ có tác dụng với các vi khuẩn nhạy cảm đặc thù. Nếu dùng kháng sinh không đúng hoặc không phù hợp thì chuyện hết bệnh khớp là không thể. Chẳng hạn, nếu một bệnh nhân bị lao khớp mà dùng các kháng sinh nhóm quinolon thì coi như đến… sang năm mới hết bệnh. Nếu dùng kháng sinh cho các bệnh khớp không do nhiễm khuẩn thì có dùng cũng như không.

Quay trở lại vấn đề đau khớp và bệnh viêm khớp, không phải bệnh đau khớp nào cũng do nhiễm khuẩn. Từ đó suy ra không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng được dùng như một khuyến cáo. Những trường hợp đau do co thắt mạch máu gây ra hoặc bệnh nhân bị lắng đọng tinh thể uric thì dùng kháng sinh không có ý nghĩa.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Cây phèn đen chữa bệnh gai cột sống

CÂY PHÈN ĐEN LÀ LOẠI CÂY THUỘC HỌ THẦU DẦU, CAO KHOẢNG 3-4M, PHIẾN LÁ RẤT MỎNG, HÌNH TAM GIÁC HẸP, QUẢ CÓ HÌNH CẦU, KHI CHÍN MÀU ĐEN. LOẠI CÂY NÀY THƯỜNG MỌC HOANG Ở VEN RỪNG, VEN ĐƯỜNG HOẶC Ở NÔNG THÔN NGƯỜI TA THƯỜNG TRỒNG ĐỂ LÀM HÀNG RÀO.


Bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và lá cây, vỏ thân cây. Nguyên liệu thuốc được hái về, rửa sạch, phơi khô và cất để dùng dần. Cây phèn đen được khoa học chứng minh là một trong những cây thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như: Đau xương khớp, thoái hóa cột sống vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao thì chúng ta cần biết cách sử dụng tránh bị nhầm lẫn với cây phèn trắng hoặc các cây hoang dại khác có hình dáng tương tự.

Cách chữa gai cột sống bằng cây phèn đen


Ngoài một số phương pháp chữa gai cột sống như uống thuốc Tây, châm cứu, vật lý trị liệu thì phương pháp sử dụng các loại cây thuốc nam được khá nhiều người áp dụng. Vì ưu điểm của bài thuốc là không tốn kém, hiệu quả mang lại khá cao và ít có khả năng gây ra tác dụng phụ khi sử dụng.

Để thực hiện bài thuốc này cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau: Cây phèn đen khô 30g, lá lốt 30g, cây cỏ xước 20g, rễ gấc 10g, lá bưởi bung 20 gam.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị đem rửa sạch bụi bẩn, sao vàng phần lá bưởi bung, cỏ xước, lá lốt, rễ gấc. Cho nguyên liệu vào ấm sắc thuốc và đổ khoảng 2 lít nước. Sắc thuốc với lửa nhỏ trong khoảng 2 tiếng. Sau đó tắt bếp và chắt lấy nước chia làm 3 phần bằng nhau uống vào 3 bữa mỗi ngày. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để thuốc dễ hấp thụ hơn. Chữa bệnh Gout ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/chua-benh-gout-o-dau-uy-tin-chat-luong.html

Lưu ý: Đây là bài thuốc dân gian chữa bệnh về xương khớp, vì vậy để đạt hiệu quả cao cần chú ý thực hiện kiên trì và thường xuyên trong thời gian dài. Ngoài ra, thuốc có hiệu quả tốt hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:



Cơ địa mỗi người khác nhau nên tác dụng nhanh hay chậm khác nhau.

Trong khi điều trị bệnh, người bệnh cần hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Không ăn nội tạng động vật và những thực phẩm giàu chất béo, chất đạm.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

Tập thể dục thể thao thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể, hạn chế ngồi hoặc nằm quá nhiều sẽ khiến khớp bị khô cứng. Tuyệt đối không được bưng bê, mang vác vật nặng quá sức.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Xem thêm: KHÔ KHỚP

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Phòng tránh khô khớp

HIỆN NAY, CÓ CẢ LIỆU PHÁP TIÊM ACID HYALURONIC NỘI KHỚP, THƯỜNG LÀ VÀO KHỚP GỐI, VAI. PHƯƠNG PHÁP TIÊM NÀY NHẰM CUNG CẤP ACID HYALURONIC LÀ MỘT THÀNH PHẦN CỦA DỊCH KHỚP, GIÚP BÔI TRƠN KHÔ KHỚP, GIẢM MA SÁT, GIẢM XÓC, DO VẬY, LÀM KHỚP VẬN ĐỘNG TRƠN TRU. 


Đầu tiên là phải phát hiện nguyên nhân phòng ngừa và hạn chế khô khớp khô khớp. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể ổn định bệnh trong thời gian dài. Thứ hai là phải dùng các thuốc giúp phục hồi khớp bị tổn thương. Đó là các thuốc chống thoái hóa khớp, chứa các thành phần của sụn khớp như collagen týp 2, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic.

Thông thường, bệnh nhân có thể được tiêm 3-5 mũi tiêm vào một khớp, mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần. Một số nghiên cứu cho thấy, tác dụng giảm đau, bôi trơn khớp kéo dài đến 6 tháng hoặc 1 năm do thuốc tiêm vào kích thích các tế bào sụn và tế bào màng hoạt dịch khớp sản sinh ra acid hyaluronic nội sinh.

Ngoài ra, cần bổ sung canxi vitamin D, các khoáng chất khác như magiê, vitamin K hàng ngày qua các thực phẩm như sữa, rau, trái cây để giúp xương chắc khỏe. Nếu cần thiết có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên đa sinh tố chứa magiê, vitamin K, acid folic, vitamin B6 và B12. Chúng ta cần tích cực điều trị và dự phòng khô khớp càng sớm thì kết quả càng cao và càng đỡ tốn kém.



Chúng ta có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe.

Trong chế độ ăn, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu. Bạn cần hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào.

Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu thùa, may vá, viết lách. Bạn cũng không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp.

Không nên tập thể hình với mang vác tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như đá bóng, bóng rổ. Bạn nên tập thể dục đều đặn. Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, bạn nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Xem thêm: